Chợ tình Khâu Vai là phiên chợ đặc sắc tại Hà Giang. Nơi cảm xúc lắng đọng chứa chan giọt nước mắt của mối tình giang dở, nơi hé mở nụ cười nhân dịp chợ tình mà có cơ hội gặp lại người xưa giãi bày tâm sự. Để tìm hiểu kĩ hơn về chợ tình Khâu Vai, bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của KHAMPHA3MIEN nhé!
Chắc hẳn khi nghe tới chợ tình Khâu Vai bạn đọc sẽ khá bất ngờ vì không hiểu tại sao lại gọi là chợ tình phải không? Được gọi là “chợ” nhưng không phải nơi buôn bán tấp nập, chỉ có đôi lứa gặp nhau nên được gọi là “chợ tình”.
Nguồn gốc chợ tình Khâu Vai
Chợ tình Khâu Vai hay còn gọi là “chợ Phong lưu” là câu chuyện kể về chàng Ba (một chàng trai bản người Nùng) và nàng Út (cô gái người dân tộc Giáy). Đây có thể được coi là đoạn tình cảm đau thương bị đát tại bản làng lúc bấy giờ.
Họ yêu nhau nhưng chuyện tình lắm gian truân vất vả, yêu nhưng bị cấm cản bởi quan niệm khắt khe dòng tộc thời bấy giờ, chỉ dám hò hẹn ở nơi miền đá đắp lũy giăng thành ở xã Khâu Vai. Tình cảm ấy chưa kịp chín muồi thì bị phát hiện và bị ngăn cấm, can ngăn kịch liệt của đôi bên dòng tộc.
Vì yêu mà chẳng còn cách nào khác, biết rằng nếu chàng và nàng đến bên nhau thì trước mắt sẽ là khó khăn muôn trùng, nhưng chàng Ba vẫn dắt người mình yêu là nàng Út lên sườn núi Khâu Vai để bảo về tình yêu của mình.
Nhưng tiếc thay, chính sự kiên quyết này của chàng lại làm mâu thuẫn đôi bên dòng tộc trở nên gay gắt hơn, chẳng đành lòng để người thân phải xảy ra đau thương. Chàng và nàng đành nước mắt chia xa. Khi ấy cả hai đã hẹn thề với nhau, đúng ngày chia tay sẽ gặp lại nhau tại núi Khâu Vai. Và ngày chàng và nàng chia tay là ngày 27 tháng Ba âm lịch.
Để tưởng nhớ cũng như để nối tiếp chuyện tình dang dở cho hai người nên sau khi hai người mất, người dân trong làng đã lập miếu Ông và miếu Bà. đồng thời tổ chức phiên chợ tình vào ngày 27 tháng Ba âm lịch hàng năm. Từ đó, ngày lễ hội Khâu Vai chính thức ra đời.
Chợ tình Khâu Vai là nơi để con người ta tìm về với nhau sau rất nhiều năm xa cách, là dịp để những mối tình trắc trở không duyên vì một lý do nào đó mà phải rời xa nhau, nay được trở về bên nhau cùng trò chuyện, tâm tình với nhau ôn lại chuyện cũ năm nào. Hay người ta còn nói rằng chợ tình này là nơi chồng gặp người xưa, vợ gặp người cũ hàn huyên tâm sự mà chẳng hề ghen tuông.
Tại đây họ tâm tình, cùng nhau tham gia các trò chơi lễ hội rất náo nhiệt và vui vẻ. Họ gặp gỡ nhau, coi nhau là bạn bè thậm trí là tri kỷ, rất tôn trọng nhau và với họ những dịp như thế này có ý nghĩa rất quý vì những ngày như vậy sẽ chỉ có tại ngày chợ phiên này mà thôi. Hết phiên chợ thì cuộc sống của họ trở về bình thường, trở về với gia đình về với người vợ và người chồng của mình.
Chợ tình Khâu Vai diễn ra ở đâu và diễn ra khi nào?
Có thể nhiều bạn nghe tên phiên chợ tình này rất lạ và không biết phiên chợ này ở đâu và diễn ra như thế nào. Vậy để cụ thể và hiểu sâu hơn về chợ tình Khâu Vai thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin về phiên chợ tình này nhé!
Chợ tình Khâu Vai diễn ra ở Hà Giang
Được tổ chức tại một quả đồi tại bản Khâu Vai, xã Khâu Vai, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ tình Khâu Vai là một phiên chợ lâu đời nhất tại địa phương mang đậm nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc nơi đây. Chợ tình Khâu Vai duy chỉ họp đúng một ngày trong năm mà thôi chính là ngày 27 tháng Ba âm lịch hàng năm.
Tại đây, khi có lễ hội chợ tình thì họ sẽ có trình diễn thổi khèn Mông, có múa kiếm của người dân tộc Giáy xã Nậm Ban, múa nhảy lửa của dân tộc Lô Lô, múa trống đồng, kéo nhị và điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô,… vô cùng phong phú và đặc sắc.
Chợ tình Khâu Vai diễn ra vào thời gian nào?
Lễ hội của người vùng cao Đông Bắc thường được tổ chức vào mùa xuân hàng năm. Đây chính là lúc vụ mùa kết thúc, người dân cũng đã nhàn hạ việc hơn vậy nên họ thường tổ chức các những lễ hội để cầu mọi điều may mắn đầu năm, cầu cho mưa thuận gió hòa cho một năm mới không bị mất mùa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ và chợ tình Khâu Vai cũng như vậy.
Các hoạt động văn hóa đặc sắc tại chợ tình Khâu Vai
Khi tham lễ hội thì chợ tình Khâu Vai được chia thành hai phần, bao gồm phần Lễ và phần Hội.
Phần Lễ, người dân sẽ dâng lễ vật vào miếu Ông và miếu Bà, các lễ vật như để nhớ về cội nguồn, vì họ là người dựng xây khai hoang nên bản Khâu Vai. Và trong phần Lễ thì người có chức sắc trong làng gọi già làng sẽ đảm nhiệm việc chủ lễ và dâng hương xin phép được khai hội.
Còn trong phần Hội thì dân làng sẽ tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi các trò chơi đặc sắc như chọi chim họa mi, giao lưu văn hóa, cùng các trò chơi dân gian thú vị khác. Từng nhóm nam thanh nữ tú từ năm đến bảy người sẽ tập hợp lại nhau cùng ca hát, hát những bài hát tâm tình xoay quanh chủ đề yêu đương, nhớ nhung.
Chợ tình Khâu Vai sẽ được tổ chức ở bản Khâu Vai, cách thành phố Hà Giang khoảng 200km. Và các bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc là ô tô. Nếu các bạn đam mê đi phượt và thích sự chủ động thì nên đi xe máy, ngược lại thì các bạn có thể di chuyển bằng ô tô.
Khi tới Khâu Vai bạn có thể đi theo lộ trình gợi ý sau: Thành phố Hà Giang – Yên Minh – Lủng Cú – Cột cờ Lũng Cú – Phố cổ Đồng Văn – đèo Mã Pí Lèng – Mèo Vạc.
Các lưu ý khi tới chợ tình Khâu Vai
Không nên mặc trang phục dân tộc tham gia lễ hội. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì nơi đây có tục bắt vợ, du khách nếu mặc trang phục dân tộc gây hiểu nhầm, trai bản không biết sẽ thực hiện tục bắt vợ, gây ra hiểu nhầm không mong muốn.
Tiếp đó là du khách không nên huýt sáo trong phiên chợ tình, phong tục huýt sao là đi tìm bạn tình. Nếu chẳng may du khách huýt sao, vô tình sẽ khiến các chàng trai bản lầm tưởng.
Cuối cùng, tại các sạp bán quà lưu niệm, du khách nên hỏi giá trước khi mua nếu hợp ý và hợp túi tiền thì tiến hành mua bán, tránh việc kì kèo trả giá nhé để không gây rắc rối và phiền toái cho bản thân.
Chợ tình Khâu Vai là một phiên chợ thực sự đặc biệt. Ở đây không buôn bán tấp nập, mà người ta chỉ quan tâm đi tìm người. Đi tìm người thương xưa nay đã thành bạn bè, gặp nhau nói chuyện tâm tình, chia sẻ cuộc sống, gửi nhau những lời chúc tốt đẹp. Đặc biệt chợ tình cũng là nơi tạo điều kiện cho đôi trẻ mới tìm hiểu nhau, có cơ hội gặp gỡ. Mong rằng bài viết của KHAMPHA3MIEN cung cấp cho bạn đọc một địa điểm du lịch có nét văn hóa dân tộc đặc sắc.