Lễ hội chùa Hương được biết tới là lễ hội đầu xuân mang đậm nét văn hóa của người Việt. Khi tới chùa Hương du khách sẽ được chiêm ngưỡng tất cả quần thể chùa, hang động có nét cổ kính mang nét đẹp tôn giáo tại nơi đây. Hãy cùng KHAMPHA3MIEN tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc ý nghĩa và điểm tham quan tại chùa nhé.
Lễ hội chùa Hương là nét đẹp văn hóa của dân bắc mỗi dịp Tết đến xuân về, được coi là tín ngưỡng là niềm tin của của người dân vào đầu xuân năm mới đi chùa lễ hội đầu năm cầu một năm may mắn gia đạo an yên. Vậy thực sự nguồn gốc của lễ hội và ý nghĩa cụ thể thế nào sẽ được cập nhật tại đây.
Nguồn gốc lễ hội chùa Hương
Nguồn gốc lễ hội chùa Hương được cho nói tới chùa Hương với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết, vùng đất này có công chúa Diệu Thiện (chúa Ba) chính là ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm khổ luyện tu hành 9 năm mới đắc đạo thành Phật đi cứu độ cho chúng sinh.
Đồng thời ngày đó được xem là ngày lễ Phật Đản (hay tức ngày 19 tháng 2 AL), vừa là thời điểm tiết trời mùa xuân vừa đến, trăm hoa theo nhau sinh sôi, đua nở. Khí trời đẹp là thời điểm thích hợp chọn làm ngày lễ.
Tháng 3 năm 1770 (Canh Dần), là ngày Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm có chuyến tuần du đến Trấn Sơn Nam và đã tới động Hương Tích thắp hương, vãn cảnh. Tại đây thì Chúa Trịnh Sâm đã đề lên vách đá trước cửa động Hương Tích 1 dòng năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.
Nơi đây vốn là chốn linh thiêng, nay lại được Chúa ca ngợi nên càng đắc địa hơn, dần dần chùa Hương thành chỗ dựa tinh thần của bá tánh con dân tới mong cầu an bình, suôn sẻ, an lành. Lâu dần niềm tin, tín ngưỡng đi sâu vào lòng tin và tư tưởng của người dân.
Không chỉ vậy, Chúa Trịnh Sâm cũng chính là người đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương về sau này. Nhưng cho tới 1896 thì lễ hội chùa Hương mới thực sự mở hội lớn sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 6 tháng Giêng.
Ý nghĩa lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương được biết tới là một lễ hội xuân đầu năm và mang đậm nét đẹp tín ngưỡng của người dân miền Bắc. Đây là sự đồng điệu giữa thiên nhiên đất trời của mùa xuân hòa cùng nét đẹp tín ngưỡng văn hóa dân tộc Việt. Tới lễ hội chúng ta sẽ cảm nhận được sự cổ kính, linh thiêng mang nét văn hóa xưa, nếu là một người thích sự cổ kính thiêng liêng hoài niệm thì không thể bỏ qua nơi đây.
Chùa Hương du khách khi khi tới đây sẽ được ngắm nhìn sắc thiên nhiên và cảm nhận được sự đoàn kết dân tộc trong lễ hội. Họ cùng nhau hội tụ về đây đi lễ chùa, xem lễ hội với sự kính trọng, tôn nghiêm. Ngoài ra, lễ hội chùa Hương còn là nơi trao gửi những mong cầu, duy tâm của mỗi cá nhân với mong muốn cầu mong sự bình an, an nhiên, sức khỏe, may mắn trong một năm mới.
Lễ hội chùa Hương diễn khi nào và ở đâu?
Lễ hội chùa Hương là một ngày lễ Tết lớn ở miền Bắc được tổ chức đầu xuân hàng năm và luôn thu hút rất nhiều du khách, Phật tử từ các phương tới tham quan lễ hội. Lễ hội diễn ra tại khu thắng cảnh chùa Hương (Hương Sơn) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Nơi đây là quần thể những ngôi đền thờ các vị thần long nhãn cùng tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chính nơi đây là chùa Hương trong hang động Hương Tích (có tên khác là chùa Trong).
Lễ hội diễn ra từ khoảng tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Khai hội chính thức bắt đầu lễ hội là mùng 6 tháng Giêng hàng năm và kéo dài trong 3 tháng. Nhưng thời điểm khách thập phương tới nhiều nhất là Rằm tháng Giêng cho tới 18 tháng chạp âm lịch, còn bình thường sẽ chỉ có người dân xung quanh hoặc gần đó.
Bài viết sẽ cũng cấp những phương tiện nên dùng để di chuyển trong mùa lễ hội để du khách có thể hình dung cũng như chuẩn bị phương tiện di chuyển cho bản thân. Đồng thời cung cấp các thông tin về lễ vật cần chuẩn bị khi đi lễ chùa tới quý độc giả, phần nào đó sẽ giúp ích được bạn đọc chưa đi tới lễ hội chùa Hương.
Phương tiện di chuyển tới chùa Hương
Di chuyển bằng phương tiện ô tô: Tuyến đường bạn có thể đi bắt đầu từ cao tốc Pháp Vân, Cầu Rẽ tới Đồng Văn – quốc lộ 38 – qua điểm chợ Dầu – rồi đến chùa Hương.
Di chuyển bằng tiện xe máy: Tuyến đường bạn di chuyển có thể đi Nguyễn Trãi – tới Hà Đông – ngã ba Ba La rẽ trái tới Vân Đình – đi 40km đến Tế Tiêu rẽ trái – đến chùa Hương (với phương tiện này có thể tra Google Maps nhưng cũng nên tìm con đường tối ưu để xem và đi dàng hơn).
Lễ vật cần chuẩn bị
Để đầy đủ và an toàn nhất, đúng mục đích và không bị phát sinh khi tới lễ chùa có quá nhiều mặt hàng lễ thì theo kinh nghiệm thì bạn đọc nên chuẩn bị lễ vật trước tại nhà rồi mang đi theo. Lễ vật là lòng thành tâm của cá nhân, của gia chủ nên không có quy chuẩn nào cho lễ vật. Tuy nhiên để lễ vật được coi là đầy đủ và cơ bản nhất thì sẽ bao gồm:
Lễ chay: xôi, chè, cau, hoa
Lễ mặn: gà, thit heo, giò
Tuy nhiên, nếu không phải là một người quá tín ngưỡng thì bạn chỉ cần chuẩn bị tiền lẻ để rải lên các ban, chuẩn bị lễ ở chính điện bao gồm: hoa, cau, bánh nhé. Lễ vật là một phần nhưng điều chính là lòng thành tâm của mỗi người. Sự thành tâm sẽ được chứng dám là lòng thành, không nhất thiết phải lễ vật to mới thể hiện lòng thành.
Giá vé tại chùa Hương
Giá tham quan thắng cảnh: giao động 80.000đ/khách (giá vé đã bao gồm vé vào chùa Hương áp dụng cho khách tham quan 21 địa điểm di tích tại chùa Hương).
Giá vé đò chùa Hương: giao động 50.000đ/khách (giá vé khứ hồi được áp dụng cho tuyến đi tham quan Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích). Còn đối với tuyến đi Tuyết Sơn, Long Vân có giá vé đò hoặc thuyền sẽ khoảng 35.000đ/khách.
Giá vé cáp treo đến chùa Hương (bao gồm khứ hồi): Khoảng 180.000đ/khách (người lớn) và 120.000đ/khách (trẻ em).
Giá cáp treo một chiều: giao động khoảng 120.000đ/khách (người lớn) và 90.000đ/khách (trẻ em).
Các tuyến đi tham quan lễ hội chùa Hương
Có một số tuyến tham quan chùa Hương mà du khách có thể tham khảo như sau:
Tuyến đi tham quan trung tâm quần thể di tích chùa Hương – Hương Tích: Đền Trình – chùa Thiên Trù – động Tiên Sơn – chùa Giải Oan – đền Trần Song – Hương Tích – chùa Hinh Bồng. Trên đây là một hành trình đầy đủ khi tham quan quần thể di tích đang được nhiều du khách lựa chọn nhất. Bởi vì họ sẽ đi được hết những ngôi chùa chính thiêng liêng nhất ở chùa Hương.
Tuyến đi Thanh Sơn – Hương Đài sẽ theo lộ trình: Chùa Thanh Sơn – động Hương Đài – chùa Vân Động Long Vân – chùa Cây Khế.
Tuyến đi tham quan Tuyết Sơn: đầu tiên là đền Trình – chùa Tuyết Sơn – chùa Bảo Đài – động Ngọc Long – chùa Cá.
Chùa Hương nơi linh thiêng như vậy, người dân thường tới để cầu một năm bình an, thuận buồm xuôi gió. Những ai kinh doanh thì tới xin một năm kinh doanh thuận lợi tấn tài tấn lộc, bán buôn đắt hàng.
Không chỉ vậy, tại chùa Hương được truyền nhau rằng những bạn muốn cầu con cũng có thể tới đây sửa soạn lễ vật và thành tâm kính bái để điều ước được như ý nguyện. Vốn dĩ đời sống tâm linh, tín ngưỡng văn hóa đã có từ thời xa xưa, chính vì thế hãy nên tin vào câu nói: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Đi chùa Hương cần lưu ý gì
Trang phục cá nhân: Chùa là chốn linh thiêng, nên khi tới chùa thì các bạn buộc phải ăn mặc kín đáo: mặc quần dài hoặc nếu mặc váy thì phải dài quá đầu gối không sẻ tà. Mặc kín đáo tỏ lòng thành kính nơi tôn nghiêm, tránh mặc các trang phục ngắn, hở hang, như vậy sẽ không được vào tham quan chùa.
Bảo quản đồ dùng cá nhân chỗ đông người: Bạn cần chú ý tự bảo quản tốt tài sản, đồ dùng cá nhân của mình ở chỗ đông người để tránh bị thất vật, rơi hoặc gặp những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Cũng không nên đeo quá nhiều vàng bạc tránh bị thất lạc, xảy ra việc không may.
Trên đây là tất cả thông tin liên quan về lễ hội chùa Hương mà bạn đọc có thể tham khảo trước khi tới tham quan thắng cả, tới lễ đầu năm. Hy vọng rằng những chia rẻ của KHAMPHA3MIEN sẽ giúp ích thật nhiều cho quý đọc giả. Cảm ơn bạn đọc đã bỏ chút thời gian để đọc bài chia sẻ của chúng tôi.