Tham quan Đền Cờn – Du lịch tâm linh Nghệ An

Đền Cờn – Nghệ An là một trong số những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng thanh tịnh với sơn thủy hữu tình. Nơi đây còn gắn liền với sự tích kỳ bí của Tứ vị Thánh Nương nhà Nam Tống khi xưa. Với góc độ tâm linh hay lịch sử thì nơi đây cũng đều là điểm đến đáng được lưu tâm trong chuyến hành trình khám phá Nghệ An. Cùng với KHAMPHA3MIEN tìm hiểu ngay những thông tin thú vị về Đền Cờn trong bài viết này nhé!

Đền Cờn thờ ai? Nằm ở đâu?

den-con-tho-ai-nam-o-dau
Đền Cờn thờ ai? Nằm ở đâu?

Câu nói “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Mã, tứ Chiêu Trưng” được dân gian truyền miệng nhau nhằm nói đến 4 ngôi đền linh thiêng nhất tại Nghệ An. Chính từ đó, ta có thể thấy được Đền Cờn được người dân địa phương và du khách nơi xa xem trọng như thế nào.

Theo đó, Đền Cờn là ngôi đền được xây dựng từ thời nhà Trần và là nơi thờ Tứ vị Thánh Nương (bao gồm: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, Công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Công chúa Triệu Nguyên Hương và bà nhũ mẫu). Ngoài ra, nơi đây còn thờ các vị vua quan như vua Tống Đế Bính, quan Trường Thế Kiệt, quan Lục Tú Phu,…  và cả một khúc gỗ cùng vỏ hạt lúa.

Đền Cờn được xây dựng trên gò Diệc, hướng mặt ra dòng chảy của sông Hoàng Mai, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Khi đến đây, du khách ngoài hoạt động dâng hương còn có thể khám phá những nét kiến trúc độc đáo cũng những hoạt động lễ hội sôi động, hấp dẫn tại đây. 

Lịch sử Đền Cờn có gì đặc sắc?

lich-su-den-con-co-gi-dac-sac
Lịch sử Đền Cờn có gì đặc sắc?

Cũng giống như những ngôi đền, chùa linh thiêng khác tại nước ta, ngôi đền này cũng có một câu chuyện từ thuở lập dựng vô cùng kỳ bí. Theo đó, ngôi đền này được thành lập vào năm 1235 từ thời nhà Trần và lúc đầu chỉ được làm bằng tranh tre nứa để thờ Tứ vị Thánh nương. 

Chuyện kể lại rằng, vào năm 1312 khi vua Trần Anh Tông dẫn quân xuống phía Nam để đánh Chiêm thành. Khi đến của Đền Cờn thì nghỉ chân tại đây, lúc nửa đêm vua mơ thấy một nữ thần xuất hiện và muốn giúp mình đánh giặc. Vua ngay lập tức triệu các bô lão trong làng và nghe lại được tích chuyện năm xưa. Sau đó, nhà vua đánh thắng trận tại thành Chà Bàn rồi từ đó thắng lớn toàn trận. 

Lúc này, nhà vua khi trở về đã sắc phong lập đền, lấy tên Nôm là Càn. Nhưng sau này, đến đời Lê – Trịnh thì vì phạm húy nên đã đọc trại đi thành “Cờn” như ngày nay. Tích xưa cũng kể lại rằng, sau đó thời vua Lê Thánh Tông đi dẹp loạn phương Nam cũng nghỉ chân tại đền này, rồi nhờ sự phù trợ của Tứ vị Thánh Nương mà đánh thắng lợi trở về.

Có gì khám phá tại Đền Cờn – Nghệ An?

co-gi-kham-pha-tai-den-con-nghe-an
Có gì khám phá tại Đền Cờn – Nghệ An?

Trải qua những thăng trầm của lịch sử cũng những biến cố thời gian, Đền Cờn cho đến thời điểm này chỉ còn lại Chính điện, Trung điện, Hạ điện, tòa Ca Vũ và tòa Nghi môn. Mỗi không gian thờ tự này đều hội tụ đầy đủ những nét đặc sắc trong nghệ thuật chạm khắc cũng như tạo hình của người xưa.

Kiến trúc Đền Cờn đáng chú ý nhờ những chi tiết gỗ liên kết dọc – ngang được trạm trổ vô cùng công phu. Từ mái lớp, thanh xà, bờ nóc của ngôi đền đều được thiết kế và xây vững trãi. Tuy nhiên, do tác động của thiên tai thường xuyên nên ngôi đền này được xây dựng không quá cao.

Trong khuôn đền đền, phía ngoài sát lối vào cổng có 2 con voi trong tư thế phủ phục được tạc bằng đá cao 1,25m. Ngoài ra, đền còn lưu giữ 142 hiện vật quý giá từ thời xưa như: câu đối, đồ tế khí, bia đá 2 mặt, đại từ, chuông đồng,… và 28 pho tượng đá cùng rất nhiều tượng gỗ được tạc từ thời nhà Lê. 

ngoi-den-nay-duoc-cho-la-rat-linh
Ngôi đền này được cho là rất linh

Ngôi đền này được cho là rất linh thông qua những câu chuyện, những tích sử đã được lưu truyền cho đến ngày này. Mặc dù bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự tàn phá của chiến tranh và thiên tai, nhưng đến này thì ngôi đền này vẫn là công trình có giá trị cao về tâm linh, lịch sử và nghệ thuật. 

Đọc thêm: Du lịch Bản Lác 2024 – Có gì cho bạn khám phá?

Tham gia lễ hội Đền Cờn có gì thú vị?

Lễ hội Đền Cờn là một trong những lễ hội cổ nhất được tổ chức tại xứ Nghệ với thời gian diễn ra từ ngày 15/1 – 21/1 âm lịch hằng năm. Theo phong tục trước đây, lệ hội này có thời gian kéo dài cả tháng từ tháng Chạp cho đến Tháng Giêng năm sau. Tuy nhiên, ngày nay thì chủ yếu du khách và người dân địa phương sẽ tập trung cho giai đoạn chính từ ngày 15 – 21 của tháng đầu năm.

tham-gia-le-hoi-den-con-co-gi-thu-vi
Tham gia lễ hội Đền Cờn có gì thú vị?

Theo đó, lễ hội Đền Cờn được cử hành gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Biển – đây cũng là vị thần được thờ rộng khắp tại xứ Nghệ nhằm thể hiện sự đặc trưng tín ngưỡng tâm linh con người vùng biển Nghệ An. Lễ hội này được đánh giá là mang đậm sắc thái của vùng sông nước, phản ánh rõ nét tư duy nghề nghiệp của những ngư dân. 

Tại đây, du khách còn có thể tận mắt chứng kiến lễ rước kiệu “bay” cầu ngư vô cùng đặc sắc. Cứ đến sáng sớm thì người dân và du khác sẽ tập trung về đây để có thể tham gia vào màn rước kiệu truyền thống thú vị này. 

>>> Đọc thêm: Du lịch Cao Bằng 2024 – Chia sẻ bổ ích bạn cần biết

Đền Cờn là một trong những ngôi đền tâm linh nhất xứ Nghệ mà cả người dân địa phương cũng như người dân khu vực biết đến. Hy vọng rằng bạn đọc có thể tham khảo những thông tin trên của KHAMPHA3MIEN để chuẩn bị cho mình một chuyến hành trình trọn vẹn, cũng như tiếp nhận thêm những kiến thức thú vị về văn hóa dân tộc.


Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *