Văn hóa ẩm thực Việt Nam có những nét đặc trưng gì?

Văn hóa ẩm thực Việt Nam là niềm tự hào của con người Việt khi gặp gỡ, giao lưu với bạn bè quốc tế. Thông qua văn hóa ẩm thực của một quốc gia, dân tộc nào thì chúng ta có thể nhận được biết phần nào văn hóa lối sống của con người nơi đây. Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng KHAMPHA3MIEN khám phá những nét đặc trưng trong nét văn hóa ẩm thực Việt nhé!

Văn hóa ẩm thực Việt Nam có nghĩa là gì?

van-hoa-am-thuc-viet-nam-la-gi
Văn hóa ẩm thực Việt Nam là gì?

Văn hóa ẩm thực được hiểu là các phương thức chế biến món ăn, với các nguyên lý và thói quen sử dụng thực phẩm ăn uống của một tập thể, một cộng đồng. Như vậy, Văn hóa ẩm thực Việt Nam chính là những nguyên tắc, món ăn được hình thành thông qua quá trình sinh sống, dựa theo thói quen ăn uống của người Việt. 

Văn hóa ẩm thực Việt Nam không chỉ đơn giản là những nét đặc trưng về món ăn, đó là còn nét văn hóa tinh thần, thông qua đó thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa (bao gồm những đạo lý, phép tắc, phong tục ăn uống,…) của người Việt ta. Theo đó, những nét đặc trưng cơ bản trong Văn hóa ẩm thực Việt Nam như là: ít mỡ, tính hài hòa, tính đa dạng, màu sắc, tính đa vị,…

>>> Đọc thêm: 4 bước nấu bò kho bánh mì chuẩn bị, siêu đơn giản

Văn hóa ẩm thực Việt Nam theo từng vùng miền

van-hoa-am-thuc-viet-nam-theo-tung-vung-mien
Văn hóa ẩm thực Việt Nam theo từng vùng miền

Ở nước ta, không chỉ về địa lý mà về văn hóa, lối sống và ẩm thực cũng có sự khác nhau nhất định giữa 3 miền: Bắc – Trung – Nam. Điển hình như là:

Văn hóa ẩm thực Miền Bắc

van-hoa-am-thuc-mien-bac
Văn hóa ẩm thực Miền Bắc

Người miền Bắc đa số thích ăn những món có vị đậm đà, mặn mà nhưng không cay, ngọt và béo như 2 miền còn lại. Họ thường sử dụng các loại thủy hải sản hay các loại thịt dễ kiếm như: heo, gà, bò, tôm, trai, hến, cá,… Có thể lý giải vì truyền thống xa xưa với nền nông nghiệp nghèo và những khó khăn trong các thời kỳ chiến tranh nên các món ăn đa số không cầu kỳ. 

Khi nhắc đến ẩm thực miền Bắc thì ẩm thực Hà Nội được đánh giá cao nhất và được cho lại đại diện tiêu biểu cho tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam. Những món ăn đặc sắc có thể kể đến như: cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, phở bò, bún thang, bún chả Lã Vọng,… Ngoài ra, còn phải kể đến những gia vị đặc sắc như: tinh dầu cà cuống và rau húng láng.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam – khẩu vị người miền Trung

van-hoa-am-thuc-nguoi-mien-trung
Văn hóa ẩm thực người miền Trung

Người miền Trung nổi tiếng là ăn cay, với tính chất hương vị riêng biệt, tạo nên những món ăn đậm vị, mặn mà và cay hơn so với miền khác. Các tỉnh thuộc miền Trung như Huế, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng còn rất nổi tiếng với mắm tôm chua hay các loại mắm đặc sản khác như: mắm ruốc, mắm cá cơm, mắm mực,…

Đặc biệt, ẩm thực Huế có sự ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia nên có sự cầu kỳ nhất định trong việc chế biến và trình bày. Mặc khác, khí hậu miền Trung khắc nghiệt nên nguyên liệu chế biến các món ăn không đa dạng như miền Bắc và Nam, do đó họ thường chế biến các món ăn đa dạng từ mỗi loại nguyên liệu. Chẳng hạn như với thịt heo, có thể làm thịt heo luộc, thịt heo xào dưa cải, thịt xay nhồi khổ qua,…

>>> Đọc thêm: Bún bò Huế – Món ăn đặc trưng số 1 cố đô

Văn hóa ẩm thực của người miền Nam

van-hoa-am-thuc-cua-nguoi-mien-nam
Văn hóa ẩm thực của người miền Nam

Đối với người miền Nam, họ có thiên hướng hảo vị chua ngọt và các món ăn cũng có sự ảnh hưởng nhất định bởi nền ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan. Điều này thể hiện thông qua việc chế biến các món ăn có thêm nước cốt dừa hoặc dão dừa. 

Riêng đối với miền Tây Nam Bộ – là vùng sông nước, bà con linh hoạt dựa trên những sản vật sẵn có của địa phương để chế biến các món mắm như: mắm cá sặc, mắm cá hóc, mắm tôm chua, mắm ba khía,… Hoặc các món ăn sử dụng mắm để nấu như lẩu mắm, bún mắm, bún nước lèo,… 

Đặc thù món ăn của người Tây Nam Bộ còn thấy rõ sự mộc mạc, dân dã với các loại rau hái trên đồng, ruộng. Họ cũng rất cởi mở trong việc ăn uống với những món ăn đặc sản như: chuột đồng khìa nước dừa, đuông dừa, đuông chà là, cá lóc nướng trui, gà nướng đất,…

Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

net-dac-trung-trong-van-hoa-am-thuc-viet-nam
Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Mặc dù có sự khác biệt giữa cách chế biến, khẩu vị của người dân thuộc những vùng miền, dân tộc khác nhau; nhưng nhìn chung văn hóa ẩm thực từng miền đều chịu ảnh hưởng chung từ văn hóa dân tộc. Theo ý kiến của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã thì văn hóa ẩm thực Việt Nam có 9 nét đặc sắc như sau:

  • Tính hoà đồng hay đa dạng: Tức là dễ dàng tiếp thu văn hóa và chế biến lại thành của mình, vẫn giữ được nét đặc trưng của mình
  • Tính ít mỡ: Đa số các món ăn của người Việt được làm từ rau và tương đối ít những món ăn ngập dầu hay quá nhiều thịt
  • Tính đậm đà hương vị: Người Việt thường sử dụng nước mắm và các gia vị khác để nêm, ngoài ra trong mâm cơm thường xuất hiện chén nước chấm.
  • Tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị: Tức là mỗi ngon ăn của người Việt chính là sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu khác nhau (cá, thịt, rau, trứng, đậu, gạo,…) và sự tổng hòa vị giác (chua, mặn, ngọt, bùi, béo, cay,…
  • Tính ngon và lành: Tức là các món ăn có sự cân bằng âm – dương (tính mát – tính nóng) 
nguoi-viet-su-dung-dua-cho-hau-het-cac-mon-an
Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Người Việt sử dụng đũa cho hầu hết các món ăn
  • Tính dùng đũa: Người Việt sử dụng đũa cho hầu hết các món ăn và đây được coi là một nghệ thuật vì cần sự khéo léo và lực nhất định
  • Tính cộng đồng: Thể hiện rõ thông qua việc mỗi món ăn được bày thành đĩa, bát chung rồi từ đó mới chia ra các bát nhỏ để ăn. Kể cả nước chấm cũng thường là chén chấm chung cho tất cả người ăn.
  • Tính hiếu khách: Mỗi trước khi ăn, người trong mâm cơm thường thể hiện sự giao thiệp, tôn trọng và tình cảm của mình bằng lời mời dùng bữa
  • Tính dọn thành mâm: Người Việt ta thường dọn tất cả món ăn ra một lượt trên một bàn ăn hay một mâm cơm, điều này khác với phương Tây (họ bày từng món, ăn món nào thì mới bày món đó).

Với những thông tin trên từ KHAMPHA3MIEN, chúng ta có thể thấy: Văn hóa ẩm thực Việt Nam không chỉ là nét văn hóa thể hiện qua vật chất mà còn thể hiện rõ tinh thần con người Việt. Đó chính là nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, sự cư xử, ứng xử, lề lối, quy chuẩn con người Việt.


Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *